Ở bài trước Bảo đã hướng dẫn bạn cách mua tên miền từ NameSilo và đăng ký mua hosting từ Azdigi. Do tên miền và hosting được mua từ hai nhà cung cấp khác nhau. Nên công việc tiếp theo của chúng ta là trỏ tên miền về hosting Azdigi.
Có rất nhiều bài viết trên mạng hướng dẫn trỏ tên miền về hosting Azdigi. Nhưng Bảo thấy rằng, hầu như các bài đó chỉ làm được có 50%. Họ chỉ hướng dẫn trỏ tên miền về hosting nhưng lại không hướng dẫn cách thêm tên miền đó trong hosting.
Điều này cũng giống như bạn đăng ký thuê một căn hộ trong tòa cao ốc. Nhưng lại không thông báo với chủ tòa nhà để họ sắp xếp căn nào cho bạn. Kết quả là blog của bạn chưa thể hoạt động được. Hôm nay, Bảo sẽ giải quyết tất cả các vấn đề đó cho bạn.
Hướng dẫn trỏ tên miền về hosting Azdigi
Đầu tiên bạn phải đăng nhập NameSilo, sau đó chọn Manage My Domains
Bạn click vào tên miền muốn trỏ về host.
Trong phần NameServers (Change) bạn bấm vào Change rồi copy hai dòng Nameserver dán vào 2 ô tương ứng. (Khi đăng ký mua hosting, nhà cung cấp sẽ gởi địa chỉ Nameserver cho bạn).
Sau đó bấm SUBMIT
Bạn đợi tầm 1-2 giờ hay có thể hơn để hoàn thành việc trỏ tên miền về hosting bằng NameServer. Bạn chờ đến khi nào mà truy cập vào tên miền nó ra trang giới thiệu của nhà cung cấp host. Hoặc trang lỗi 403, hoặc trang gì đó đại loại không phải là trang quảng cáo tên miền; hoặc không phải lỗi không truy cập là thành công
Hướng dẫn thêm tên miền vào hosting Azdigi
Trên cPanel bạn tìm đến mục Domains, bấm vào Addon Domains
Tại trang Create an addon domain
New Domain Name: Tên domain của bạn muốn thêm mới
Sudomain: Tên miền con sẽ tự động được tạo. Bạn có thể thay đổi theo ý
Document Root: Đây là đường dẫn thiết lập để bạn lưu domain trong cây thư mục “public_html“.
Tick vào ô Create an FPT account associated with this addon domain

FTP Username: Khai báo username FTP dành cho tên miền này
Password: Tạo mật khẩu FPT cho tên miền này
Sau đó nhấp Add Domain
Thông báo thêm tên miền thành công sẽ như hình dưới. Nhấn Go Back để quay trở về. Hoặc nhấp vào File Manager để đến thư mục mới được tạo trên thư mục gốc.
Sau khi quay về File Manager bạn sẽ thấy một thư mục mới được tạo với tên domain mới thêm.
Ok, như vậy bạn đã thêm tên miền vào host thành công rồi. Chỉ còn một bước nữa thôi, đó là cài mã nguồn WordPress. Mã nguồn được sử dụng phổ biến nhất, chiếm 2/3 trang web trên thế giới.
Hướng dẫn cài đặt mã nguồn WordPress trên cPanel
WordPress là mã nguồn mở miễn phí giúp bạn làm một trang web, blog hoặc tin tức. Đây sự lựa chọn của hơn 25% trong mười triệu trang web hàng đầu hiện nay. Các trang web nổi tiếng thế giới đang sử dụng WordPress như: echCrunch; Mashable, CNN, BBC America, Variety, Sony Music, MTV News, Bata, Quartz….
Vẫn ở trong cPanel, bạn bấm vào biểu tượng mã nguồn WordPress ở dưới cùng
Sau đó, click vào nút Install để tiến hành cài đặt
Trong mục Soffware Setup
Choose Protocol: Chọn giao thức http:// hoặc https:// (Bạn nên chọn giao thức https để bảo mật nhé)
Choose Domain: Nhập tên miền của bạn
In Directory: Xoá tất cả và để trống
Trong mục Site Settings
Site Name: Nhập tên miền của bạn
Site Description: Nhập một câu mô tả về blog của bạn (Slogan)
Trong mục Addmin Account
Admin Username: Nhập tên đăng nhập
Admin Password: Nhập mật khẩu
Admin Email: Nhập địa chỉ email cá nhân của bạn
Mục Choose Language
Chọn ngôn ngữ (Bạn có thể chọn tiếng Anh hoặc tiếng Việt).
Mục Select Plugins
Limit Login Attempts (Loginizer): Đây là một plugin giúp bảo mật blog của bạn bằng cách hạn chế số lần đăng nhập sai trên trang quản trị. (Bạn nên tích chọn vào mục này nhé!)
Tiếp theo mục Advanced Options
Tick chọn vào 3 mục Auto Upgrade như hình dưới đây để WordPress tự động cập nhật lên các phiên bản mới, plugins mới, theme mới.
Cuối cùng, mục Select Theme
Hãy bỏ qua, vì bạn sẽ cài theme trực tiếp trên mã nguồn WordPress
Nhập địa chỉ email tại ô Email Installtion details to: Thông tin đăng nhập sau khi cài đặt sẽ được gửi về email này.
Nhấp nút Install để tiến hành cài đặt WordPress
Quá trình cài đặt khoảng 1 phút.
Sau khi cài đặt thành công bạn sẽ thấy link truy cập vào blog (chính là tên miền của bạn)
Và một link truy cập trang quản trị có dạng (http://tenmiencuaban.com/wp-admin)
Nhập tên đăng nhập và mật khẩu mà bạn đã tạo để truy cập vào trang quản trị WordPress.
Tạm kết
Bảo hướng dẫn trỏ tên miền về hosting Azdigi, nhưng bạn có thể áp dụng tương tự với những nhà cung cấp khác. Nhìn chung, những nhà cung cấp tên miền hoặc hosting chỉ khác nhau giao diện mà thôi.
Đây là một bài viết thiên về kỹ thuật, bạn phải tốn khá nhiều công sức để cho blog của bạn hoạt động. Bảo biết sẽ hơi khó khi bạn là người mới.
Ở bài viết tiếp theo Bảo sẽ cung cấp cho bạn một giải pháp cực kỳ đơn giản và tiết kiệm nhất. Giúp bạn xây dựng blog của riêng bạn chỉ trong 1 nốt nhạc.hihi
Bài viết liên quan
Tên miền là gì? 10 Cách chọn tên miền đẹp, độc đáo và chuẩn SEO!
Hosting là gì? Chọn hosting nước ngoài hay Việt Nam?
SSL là gì? Hướng dẫn cài đặt SSL(https) miễn phí cho Website WordPress
Có nên mua hosting 1$ của Godaddy? Cách đăng ký hosting 1$ Godaddy
Dự án kiếm tiền online dành cho người mới: Khoá Học Content Marketing Thực Chiến
Tham gia group để được hướng dẫn và thực chiến những dự án kiếm tiền online uy tín và hot nhất: https://www.facebook.com/groups/Kiemtienbaobaochamcom




